cokhiphutro@gmail.com Số 172, đường Pháp Vân - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội
aa.200
gg1
giagoc1sanxuat1

Kích thước, kí hiệu ren tiêu chuẩn trong thanh ty ren, bu lông

   Trong kỹ thuật sản xuất cơ khí, người ta thường dùng nhiều loại ren khác nhau, để lắp ghép ta dùng ren hệ mét, ren anh, ren ống …, để truyền lực dùng ren hình vuông, ren hình thang … Sau đây là một số loại ren tiêu chuẩn thường dùng để sản xuất thanh ty ren, bu lông.

1. Ren là gì?

   Ren được hình thành do sự chuyển động của xoắn ốc, một điểm chuyển động đều trên một đường sinh. Đường sinh khi quay tròn đều quanh trục sẽ tạo ra một quỹ đạo là bước xoắn ốc (Ph).

thanh_ren_thep_cacbon

   Ren trên bề mặt của trục gọi là ren ngoài, còn hình thành trong lỗ gọi ren trong. Khi khoảng cách có chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau gọi là bước ren, ký hiệu là p.
   Nếu ren có nhiều đường xoắn ốc thì p = Ph chia cho số đầu mối n.

   Phân biệt ren trái và ren phải:

   – Vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về trước thì ren có hướng xoắn phải, gọi là ren phải.

   – Vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về sau thì ren có hướng xoắn trái, gọi là ren trái.

2. Các loại ren thông dụng trong bu lông, thanh ty ren

ren

   - Ren hệ mét: Có kí hiệu là M, thường dùng trong mối ghép thông thường và profin ren có hình tam giác đều. Ví dụ: M10, M16, M18,… được quy định trong TCVN 2248 –77 là kích thước cơ bản ren bước lớn.

   - Ren ống: Có 2 loại ren ống hình trụ (G) và ren ống hình côn (R). Thường dùng trong mối ghép các ống và có profin là hình tam giác cân, đỉnh có góc bằng 55o. Kích thước ren ống lấy inch làm đơn vị. Kích ren ống hình trụ quy định trong TCVN 4681- 89 và ren ống hình côn trong TCVN 4631 – 88.

   - Ren hình thang: Có ký hiệu là Tr, sử dụng để truyền lực và profin ren có hình thang cân có góc ở đỉnh bằng 30o. Kích thước của ren này được quy định trong TCVN 4673- 89.

   - Ren tựa (ren đỡ): Có kí hiệu là S, cách dùng giống với ren hình thang và profin của ren có hình thang thường có góc ở đỉnh bằng 30o. Kích thước của ren được quy định trong TCVN 3377 – 83.

   - Ren hình vuông: Ngoài ra do yêu cầu sử dụng người ta còn dùng các loại ren không tiêu chuẩn như ren hình vuông có prôfin là hình vuông (Hình f), hoặc ren hình chữ nhật có prôfin là hình chữ nhật.

3. Kí hiệu các loại ren bu lông

   Các loại ren được vẽ theo quy ước giống nhau. Vì vậy dùng ký hiệu ren để phân biệt các loại ren. Cách ký hiệu theo quy định của của TCVN 204 – 1993 như sau:  

  • Ký hiệu ren được ghi theo hình thức ghi kích thước và đặt trên đường ghi kích thước của đường kính ngoài, gồm ký hiệu profin ren, đường kính danh nghĩa, bước xoắn (bước ren) và hướng xoắn.
  • Đối với ren hệ mét, ren có bước nhỏ thì ghi bước ren ngay sau đường kính danh nghĩa, ngăn cách bởi dấu x, còn ren bước lớn thì không ghi.
  • Ren có hướng xoắn phải không cần ghi ký hiệu hướng xoắn, nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi ký hiệu LH.

   Bảng ví dụ ký hiệu về ren:

hinh_anh_cac_laoij_ren._1

hinh_anh_cac_laoij_ren

4. Kích thước ren

   - Ren hệ mét

ren__met

ren_met-_kich_thuoc

   - Ren ống côn

ren_con

ren_con_-_kich_thuoc

   - Ren ống trụ

ren_ong_tru

ren_ong_tru_-kich_thuoic

   - Ren thang

ren_thang

renthang-_kich_thuoc

   - Ren tựa

rentua

ren_tua-kt


In bài viết
Địa chỉ : Số 172, Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội( Đối diện Công Viên Yên Sở)
Điện thoại: 02436 454 448
Email: cokhiphutro@gmail.com
Giờ làm việc : Từ T2 - CN |Sáng: 8h-12h||Chiều: 13h30-17h30|
BẢN ĐỒ

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG